Xử lý như thế nào khi nâng mũi bị đỏ đầu mũi?

Xử lý như thế nào khi nâng mũi bị đỏ đầu mũi?

    XỬ LÝ NHƯ THẾ NÀO KHI NÂNG MŨI BỊ ĐỎ ĐẦU MŨI?

    Nhiều trường hợp sau khi nâng mũi vùng đầu mũi xuất hiện vết đỏ. Đừng lo lắng, các bác sĩ Dáng Việt sẽ hướng dẫn bạn cách xử lý khi gặp phải tình trạng trên

     

    Nâng mũi là phương pháp làm đẹp được nhiều người ưa chuộng

    NGUYÊN NHÂN GÂY TÌNH TRẠNG MŨI BỊ ĐỎ

    Tình trạng đầu mũi bị đỏ sau phẫu thuật nâng mũi là biến chứng thường gặp đối với các ca nâng mũi, nguyên nhân là do da bị căng quá mức (do đặt sóng) nên không đủ máu nuôi, lúc này, cơ thể bù đắp bằng cách tăng số lượng mạch máu đến nuôi da vùng đó, làm cho da vùng da đầu mũi ửng đỏ lên, ngoài ra do phản ứng viêm ngay tại vùng bị căng cũng góp phần làm cho đầu mũi bị đỏ lên và khi sờ vào có cảm giác đau nhẹ.

    Ngoài ra còn có một số nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng mũi bóng đỏ:

    ♦ Nâng mũi xong bị đỏ đầu mũi xuất phát từ kỹ thuật nâng mũi của bác sĩ không tốt. Chất liệu đặt độn cao mũi phải chịu áp lực và bị bóng đỏ.

    ♦ Việc sử dụng chất độn quá cứng, dày trong khi da đầu mũi mỏng cũng khiến đầu mũi bị lộ chất liệu 

    ♦ Do da đầu mũi quá mỏng, không đủ độ dày để che phủ được chất liệu độn

    ♦ Do chế độ chăm sóc mũi sau nâng mũi không được đảm bảo khoa học

     

    Nâng mũi bị đỏ đầu mũi là hiện tượng một số người gặp phải

    CÁCH XỬ LÝ KHI GẶP PHẢI TRƯỜNG HỢP MŨI ĐỎ SAU NÂNG

    Điều đầu tiên khi phát hiện đầu mũi hoặc sóng mũi bị đỏ phải lập tức đến gặp các bác sĩ để được kiểm tra và đưa ra giải pháp khắc phục phù hợp. Thông thường, sau khi phẫu thuật nâng mũi, xuất hiện trường hợp mũi đỏ vùng sóng hoặc vùng chóp mũi thì các bác sĩ sẽ kê toa thuốc và theo dõi trong vòng 1-2 tháng, nếu vẫn còn hiện tượng đỏ thì bắt buộc phải hạ thấp sóng mũi hoặc chóp mũi xuống còn nếu muốn giữ nguyên độ cao như thế thì bắt buộc phải áp dụng những kĩ thuật cao hơn trong phẫu thuật sửa mũi để khắc phục tình trạng bóng đỏ

    Có nhiều phương pháp khắc phục đối với từng trường hợp khác nhau:

    – Nếu đầu mũi bị đỏ do chất liệu bọc mũi không tương thích hoặc da đầu mũi mỏng thì bác sĩ có thể độn thêm sụn tự thân để bảo vệ đầu mũi. Sụn tự thân được lấy từ sụn vành tai hoặc sụn vách ngăn có độ tương thích cao, khắc phục tình trạng bóng đỏ sau khi nâng.

    – Nếu đầu mũi bị đỏ do sống mũi cao,da mũi bị căng và tụt máu xuống thì các bác sĩ sẽ phẫu thuật lại, lấy sụn cũ để đưa sụn mới vào có độ cao vừa phải với cấu trúc mũi.

    – Trường hợp da mũi quá mỏng, cần xử lý lại độ cao của mũi, không dùng sụn quá dày và tạo dáng mũi cao vừa phải để không gây áp lực lên vùng da mũi, tránh bị lộ sóng hay gây thủng đầu mũi.

    – Trường hợp mũi quá ngắn cần kết hợp dùng sụn vách ngăn để kéo dài đầu mũi. Đầu mũi phải được bọc bằng sụn tự thân để tránh trường hợp mũi bóng đỏ.

    Do vậy, bạn cần đến gặp các bác sĩ để được tư vấn về giải pháp khắc phục. Tuyệt đối không được tự chữa trị tại nhà hoặc tự mua các loại thuốc uống. Chỉ cần làm tại các Thẩm mỹ viện uy tín, các bác sĩ sẽ khắc phục để bạn có một chiếc mũi đẹp và an toàn

    -----------------------

    THẨM MỸ VIỆN DÁNG VIỆT

    Địa chỉ:  401 Nguyễn Văn Cừ nối dài, P.An Bình, Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ

    Điện thoại:  0907.180.016  – 0985.783.387

     


     

    Zalo
    Hotline
    Hotline