Lăn kim tế bào gốc- Nên và không nên?

Lăn kim tế bào gốc- Nên và không nên?

    LĂN KIM TẾ BÀO GỐC 

    PHƯƠNG PHÁP LÀM ĐẸP DA ĐÁNG TRẢI NGHIỆM

    Ngày nay, nhu cầu về làm đẹp của chị em phụ nữ ngày càng cần thiết và chính đáng, vì thế trên thế giới có rất nhiều phương pháp làm đẹp từ dân gian như đắp mặt nạ, lột da bằng rượu thuốc, thoa kem dưỡng da… cho đến ứng dụng kỹ thuật công nghệ cao như sử dụng tia laser, plasma để điều trị các vấn đề về da (sẹo rỗ, sẹo mụn, lỗ chân lông to…) với mong muốn có một làn da không tì vết. Tuy nhiên không có phương pháp nào có thể đáp ứng được một cách hoàn hảo về làn da không tuổi.

    Nhưng niềm vui đã đến cho chị em phụ nữ khi một vài năm trở lại đây, phương pháp tạo tổn thương giả trên da - lăn kim tế bào gốc ra đời. Phương pháp này có thể đáp ứng hầu hết mong đợi của phái đẹp – da sáng, lỗ chân lông thu nhỏ, giảm thâm nám, cải thiện sẹo rỗ…. giúp loại bỏ lớp da chết, sần sùi, tái tạo và phục hồi lại làn da tươi mới hơn.

    Vậy thực chất phương pháp này là gì, phương pháp thực hiện và tác dụng là gì ? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu để có thể hiểu tường tận về phương pháp làm đẹp đang hot hiện nay nhé.

    1. Lăn kim là gì?                                                      

    Lăn kim là phương pháp làm đẹp được ưa chuộng hiện nay

    Lăn kim là phương pháp sử dụng một bánh lăn nhựa chứa gần 200 đầu kim rất bén, rất nhỏ (khoảng 0.07mm), dài từ 0.2 – 0.3mm, làm bằng thép không rỉ dùng trong y khoa. Khi lăn kim trên da, làn da phản ứng với những vết kim này như là những vết thương và tạo ra nhiều yếu tố làm lành da trong đó chủ yếu là sự tái tạo phát triển mô da. 

    Quá trình lăn kim trên da tạo ra những vi tổn thương giả trên bề mặt da, giúp kích thích sản sinh tế bào thượng bì và sợi collagen cả về số lượng lẫn chất lượng. Đó chính là mục đích của lăn kim trong điều trị da bị hư hại do lão hóa, sẹo do mụn hay do các yếu tố độc hại của môi trường. 

    2. Tác dụng của lăn kim trong điều trị da

    + Tăng sản sinh collagen, elastin

    Các đầu kim lăn rất bén và mỏng nên không thể phá vỡ các mô và lớp màng của da cũng không thay đổi. Tuy nhiên, các kích thích này sẽ kích hoạt quá trình làm lành vết thương giúp tăng sinh tế bào mới, nguyên bào sợi chuyển thành sợi collagen và elastin. Nhiệm vụ của nguyên bào sợi là di chuyển đến điểm tổn thương thực thể và chữa lành vết thương. Sự hình thành sợi mới này có mối liên hệ với độ dày của da và làm đầy các vết sẹo.

    Chu kỳ tái tạo của lớp biểu bì sẽ nằm trong khoảng 28 đến 35 ngày, và ở người càng lớn tuổi quá trình này sẽ càng lâu hơn. Khi tác động kim lăn lên da, các kích thích này sẽ truyền đi đến các lớp tế bào, đặc biệt là ở lớp đáy. Yếu tố này sẽ kích thích tăng sinh Keratinocyte (lớp sừng của da) và các tế bào gốc. Khi đó, lớp Keratin được đẩy lên trên và hình thành một lớp gọi là thượng bì bảo vệ cơ thể dưới tác động của môi trường xung quanh.

    Làn da có tuổi sẽ xuất hiện các vết nám và hiện tượng da bị xỉn màu. Đây là nguyên nhân của việc tăng sinh chậm của tế bào và keratin hình thành trên bề mặt da.

    + Tăng sự thẩm thấu qua lớp biểu b

    Theo các nghiên cứu gần đây, liệu pháp lăn kim làm tăng sự thấm sâu của các sản phẩm điều trị vào da gấp 1.000 lần hơn so với bôi da

    thông thường. Do đó, lăn kim ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong làm đẹp.

    3. Quy trình lăn kim diễn ra như thế nào?

    Bước 1: Soi da và phân tích da bằng máy chuyên dụng để xác định tình trạng da.     

                     

     

    Bước 2: Tẩy trang làm sạch lớp trang điểm để quá trình thực hiện hoàn toàn vô trùng.

    Bước 3: Rửa sạch mặt để lấy đi lớp bụi bẩn, dầu thừa nằm sâu trong lỗ chân lông.

    Bước 4: Tẩy tế bào chết để đảm bảo loại bỏ hoàn toàn lớp da chết, giúp kim lăn cùng tế bào gốc thẩm thấu vào da tốt hơn.

    Bước 5: Ủ tê 

    Bước 6: Lăn kim theo đúng quy trình và độ sâu của da tùy vào mục đích điều trị. Lưu ý trong quá trình lăn phải luôn đảm bảo vô trùng.

    Bước 7: Thoa sản phẩm tế bào gốc phù hợp.

    4.  Bao lâu nên thực hiện quy trình lăn kim một lần? Và nên thực hiện bao nhiêu lần để đạt hiệu quả cao nhất

    Tùy theo yêu cầu của bác sĩ và tùy tình trạng da của khách, nhưng trung bình giữa các đợt điều trị cách nhau ít nhất từ 6 đến 8 tuần.

    Và số lần thực hiện phụ thuộc vào tình trạng tổn thương da trước đó, và mục đích điều trị.Thông thường số lần dao động từ 3 đến 10 lần.

    Không như những phương pháp khác chỉ hạn chế cho vùng da mặt, lăn kim có thể được áp dụng cho tất cả các phần da trên cơ thể (bụng, đùi, ngực…).

    5. Thời gian phục hồi của làn da sau khi lăn kim là bao lâu?

    Sau lăn kim sẽ có các hiện tượng như: viêm da đỏ da, da bong tróc....Hiện tượng viêm da sẽ nhanh chóng giảm dần từ đỏ sang hồng nhạt từ 1-2 ngày, tùy theo cơ địa mỗi người. Để giảm thiểu tình trạng này, bạn có thể thoa thêm tế bào gốc để làm dịu da và kích thích tái tạo làn da mới.

    Bạn nên bảo vệ da với kem chống nắng SunScreen có SPF 30-50 hoặc có thể dùng viên uống chống nắng để hạn chế tình trạng tăng sắc tố sau viêm.

    -----------------------

    THẨM MỸ VIỆN DÁNG VIỆT

    Địa chỉ:  401 Nguyễn Văn Cừ nối dài, P.An Bình, Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ

    Điện thoại:  0907.180.016 – 0985.783.387

     

    Zalo
    Hotline
    Hotline