Những điều cần biết trước khi lăn kim

Những điều cần biết trước khi lăn kim

    NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT TRƯỚC KHI LĂN KIM

    Làm đẹp da bằng lăn kim hiện đang là phương pháp nhận được sự chú ý của đông đảo chị em phụ nữ. Quy trình đơn giản nhưng lại mang đến hiệu quả lớn, phương pháp lăn kim đã được sử dụng ở nhiều trung tâm làm đẹp cũng như được áp dụng tại gia. Được áp dụng rộng rãi nhưng không phải ai cũng có hiểu biết đầy đủ về phương pháp làm đẹp này.

    LĂN KIM LÀ GÌ?

    Lăn kim là biện pháp trị liệu tạo ra những tổn thương vi điểm và dựa vào cơ chế tự làm lành của cơ thể để loại bỏ các tế bào cũ và sản sinh các tế bào mới. Những cây kim lăn (dermaroller) với đường kính mỗi đầu kim từ 0.5 đến 2.5 milimet để tạo vết thương nhỏ cực kỳ nhỏ trên bề mặt da. Tuy nhiên, trên thị trường có những cây lăn có đường kính 0.2 – 0.5 milimet để mọi người có thể tự thực hiện phương pháp này.

    Phương pháp lăn kim có thể áp dụng cho nhiều vùng da khác nhau, có thể là da mặt, vùng cổ hay thậm chí da đầu. Nhiều người lựa chọn phương pháp này vì da họ quá nhạy cảm, không phù hợp với phương pháp làm đẹp khác, ví dụ như điều trị bằng laser.

    TÁC DỤNG CỦA LĂN KIM ĐỐI VỚI LÀN DA

    Sau khi lăn kim, dưỡng chất đi sâu vào trong trung bào và nuôi dưỡng tế bào gốc của bạn, giúp phần biểu bì tái tạo mạnh, tăng sinh collagen điều trị các vấn để sẹo lõm, rỗ vô cùng hiệu quả.  Ngoài ra tế bào da được tái tạo trở nên căng khỏe, xóa mờ những nếp nhăn, trẻ hóa da, nâng cơ, trị thâm, thu nhỏ lỗ chân lông cho da mịn màng, mềm mại.

     

    Một số công dụng của phương pháp lăn kim trong làm đẹp có thể kể đến như:

    • Lăn kim trị mụn:

    Phương pháp lăn kim là hình thức kích nhân mụn dưới da lên trên, mụn ẩn, nhân mụn được xử lý, tránh tái phát. Các loại mụn mà lăn kim có thể giải quyết đó là mụn bọc, mụn trứng cá, mụn đầu đen, mụn cám… Đối với những loại mụn mủ, mụn viêm da nặng, cần phải được xử lý cơ bản, trước khi lăn kim điều trị mụn. 

    • Lăn kim trị sẹo rỗ:

    Lăn kim mang đến tác dụng không ngờ trong việc điều trị sẹo rỗ/ sẹo lõm. Đây là phương pháp khắc phục tình trạng da này một cách hiệu quả nhất mà không cần tốn nhiều thời gian, chi phí. Bản chất của sẹo là sự thiếu hụt collagen và elastin cho nên với cơ chế tăng sinh collagen, elastin từ lăn kim sẽ nhanh chóng làm đầy sẹo, tái tạo tế bào mới, cho da mịn màng.

     

    • Lăn kim trị nám, tàn nhang:

    Nám, tàn nhang thường khá điều trị do phát sinh từ bên trong lớp trung bì của da. Lăn kim có thể tác động sâu vào tận chân gốc nám, tàn nhang để phá vỡ các hắc sắc tố melanin và đào thải chúng ra khỏi cơ thể. Đồng thời, cơ chế tăng sinh collagen cũng phát huy tác dụng, tái tạo làm vùng da điều trị đều màu, xóa tan nám, tàn nhang.

    • Lăn kim trị thâm, da yếu, khô, nhờn, lão hóa:

    Các vấn đề về da khác như thâm, da nhờn hoặc quá khô, nhăn nheo, chảy xệ do lão hóa cũng sẽ được khắc phục nhờ lăn kim. Khi kim lăn kích thích da ở lớp thượng bì thì các tế bào thâm sẽ được phá vỡ. Lớp collagen và elastin mới hình thành chắc chắn cũng sẽ khỏe hơn. Điều này sẽ làm cho da tăng độ đàn hồi, se khít lỗ chân lông, có tác dụng tăng độ ẩm tự nhiên cho  da, lượng dầu nhờn cũng sẽ được kiểm soát. Da được lấp đầy các vùng nhão, nhăn nheo, căng mịn, mềm mại, tràn đầy sức sống hơn.

     

    NHỮNG AI CÓ THỂ LĂN KIM

    • Người có làn da bị sẹo, sẹo rỗ, sẹo thâm
    • Người có làn da bị mụn (nhẹ)
    • Người có làn da lỗ chân lông to
    • Người có làn da có nhiều vết thâm, nám nông, nám nhẹ liti

    NHỮNG AI KHÔNG NÊN LĂN KIM

    Dù lăn kim phù hợp với nhiều tình trạng da nhưng cũng có một số loại da dưới đây không thể thực hiện phương pháp này: 

    • Da bị nhiễm độc Corticoid với những biểu hiện như quá mỏng, nổi nhiều gân xanh và mao mạch.
    • Da bị mụn viêm, sưng to hoặc dị ứng hoặc quá nhạy cảm. Đặc biệt, nếu da bạn thuộc diện bị mụn mủ, bọc nặng thì tuyệt đối không được lăn kim.
    • Tình trạng nám da cấp độ nặng, chân nám quá sâu và lớp sừng trên bề mặt da dày bất thường.  
    • Hoặc một số trường hợp dị ứng với sản phẩm dưỡng đi kèm liệu trình lăn kim. 

    BAO LÂU NÊN LĂN KIM MỘT LẦN?

    Theo các bác sĩ da liễu, 6 – 8 tuần là thời gian thích hợp giữa hai lần lăn kim liên tiếp nhau. Tức là chúng ta nên chờ từ 6 – 8 tuần hãy tiến hành lăn kim lại để mang lại hiệu quả tốt nhất mà không gây tổn thương cho làn da.

    CHĂM SÓC DA SAU KHI LĂN KIM NHƯ THẾ NÀO?

    1. Trong vòng 3 ngày đầu sau khi lăn kim:

    Chỉ rửa mặt hoàn toàn bằng nước muối sinh lý NaCl 0,9%, sau khi rửa mặt để da mặt tự khô hoặc thấm nhẹ bằng khăn mềm, sạch.

    Thoa Serum/PRP xen kẽ với kem dưỡng ẩm (nếu có) để cung cấp dưỡng chất giúp da mau hồi phục và tái tạo nhanh hơn. Thoa sau khi rửa mặt sạch, thoa xen kẽ 2 lần mỗi ngày (Serum/PRP thoa buổi sáng và chiều, kem dưỡng ẩm thoa buổi trưa và tối).

    Tránh nắng tuyệt đối: Hạn chế ra ngoài giữa lúc trời nắng, nếu phải ra ngoài bạn nên dùng khẩu trang bịt kín.

    Lưu ý: Trong 3 ngày này, ngoại trừ nước muối sinh lý NaCl và serum, bạn tuyệt đối không được dùng sản phẩm như: sữa rửa mặt, thuốc thoa trị mụn, kem chống nắng hay bất cứ mỹ phẩm nào không được bác sĩ chỉ định.

    2. Từ ngày thứ 4 sau khi điều trị:

    Tiếp tục tránh nắng kỹ khoảng 1 tuần. Ban ngày dù ở trong mát bạn cũng luôn phải dùng kem chống nắng để tránh đen da, sạm da vì lúc này da đang tái tạo, rất non. Không để hơi nóng (bếp lửa, đèn cao áp, ánh nắng mặt trời…) chiếu trực tiếp vào vùng da lăn kim. Sau 1 tuần này, khi ra ngoài bạn nên duy trì thói quen bịt khẩu trang, thoa kem chống nắng để bảo vệ da trước ánh nắng mặt trời, giữ ẩm cho da và chống lão hóa nhé!

    Thoa kem chống nắng thường xuyên 

    Từ ngày thứ 4, có thể sử dụng sữa rửa mặt để làm sạch da, chú ý là sữa rửa mặt phải mịn, không có hạt lợn cợn. Nên dùng sữa rửa mặt y khoa dịu nhẹ (không chứa xà phòng, êm dịu cho da, kiểm soát nhờn hiệu quả và giúp ngăn ngừa mụn) và phải có sự đồng ý của bác sĩ da liễu.

    Nên sử dụng thêm xịt khoáng mỗi ngày 2 lần giúp bảo vệ da, cung cấp độ ẩm và chất khoáng, làm cho da mềm mại.

    3. Từ ngày thứ 7 trở đi:

    Khoảng thời gian này, da sẽ bắt đầu bong tróc dần. Bạn nên tiếp tục duy trì việc thoa kem dưỡng ẩm ngày 2 lần cũng như sử dụng kem chống nắng đầy đủ và thường xuyên để bảo vệ da.

    Chăm sóc da theo các bước trên sẽ giúp bạn hạn chế những nguy cơ bị viêm nhiễm, nhiễm trùng đồng thời giúp bạn đạt kết quả điều trị tốt nhất.

    4. Chế độ Ăn uống, sinh hoạt

    • Uống nhiều nước (từ 2- 3 lít/ ngày).
    • Ăn nhiều rau, củ, quả nhưng hạn chế các loại trái cây ngọt, nóng.
    • Ăn uống, sinh hoạt như bình thường, không cần phải kiêng cữ.

    -----------------------

    THẨM MỸ VIỆN DÁNG VIỆT

    Địa chỉ:  401 Nguyễn Văn Cừ nối dài, P.An Bình, Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ

    Điện thoại:  0907.180.016 – 0985.783.387

     


     

    Zalo
    Hotline
    Hotline